Tổng hợp 50+ phím tắt trên máy tính cơ bản bạn nên thuộc lòng

Trong hệ điều hành Windows thì các phím tắt trên máy tính được ra đời nhằm mục đích mang đến cho người dùng sự tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả nhất trong suốt quá trình sử dụng máy tính. Thay vì cứ phải sử dụng chuột thủ công như bình thường. Theo đó các phím tắt Windows tỏ ra sự hữu dụng của mình trong những ứng dụng mang quá nhiều tính năng như Microsoft Office Word. Nếu bạn sử hữu một chiếc máy tính laptop, PC mà chưa biết đến những phím tắt này thì tốt nhất đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Phím tắt sao chép, dán và phím tắt chung khác trên máy tính

Đầu tiên sẽ là những phím tắt cơ bản nhất hay sử dụng đến như sao chép và dán,… Và đương nhiên những phím tắt này cũng được nhiều nhà phát triển ứng dụng khác đang áp dụng.

Các phím tắt trên máy tính phổ biến

  • Alt + F: Mở Menu bên trong ứng dụng hiện hành
  • Alt + Esc: Chuyển đổi giữa các mục theo thứ tự chúng được mở
  • Alt + Mũi tên trái: Quay lại
  • Alt + Mũi tên phải: Đi tới
  • Alt + F4: Đóng mục hiện hoạt hoặc thoát ứng dụng hiện hoạt
  • Alt + Enter: Hiển thị thuộc tính cho mục đã chọn
  • Ctrl + X: Cắt mục đã chọn
  • Ctrl + C (hoặc Ctrl + Insert): Sao chép mục đã chọn
  • Ctrl + V (hoặc Shift + Insert): Dán mục đã chọn
  • Alt + Phím cách: Mở menu lối tắt cho cửa sổ hiện hoạt
  • Alt + Tab: Chuyển đổi giữa các ứng dụng đang mở
  • Ctrl + A: Chọn tất cả các mục trong một tài liệu hoặc cửa sổ
  • Ctrl + D (hoặc Delete): Xóa mục đã chọn và chuyển mục đó vào Thùng rác
  • Ctrl + Z: Trở lại thao tác vừa thực hiện
  • Esc: Ngừng hoặc rời khỏi tác vụ hiện tại
  • F2: Đổi tên mục đã chọn
  • F5 (Ctrl + R): Tải lại trang web đang mở
  • F6: Chuyển đổi giữa những yếu tố màn hình trong cửa sổ hoặc trên màn hình nền
  • Shift + F10: Hiển thị menu lối tắt dành cho mục đã chọn
  • Ctrl + Alt + Tab: Sử dụng các phím mũi tên để chuyển giữa tất cả các ứng dụng đang mở
  • Ctrl + Mũi tên phải/trái: Di chuyển con trỏ đến đầu từ tiếp theo/trước đó
  • Ctrl + Mũi tên lên/xuống: Di chuyển con trỏ đến đầu đoạn trước đó/tiếp theo
  • Ctrl + F4: Đóng tài liệu hiện hoạt
  • Ctrl + Phím cách (Chọn mục) + Phím mũi tên (để di chuyển đến một mục): Chọn nhiều mục riêng lẻ trong cửa sổ hoặc trên màn hình nền.
  • Ctrl + Shift + một phím mũi tên: Chọn phủ khói (bôi đen) văn bản
  • Ctrl + Shift + Esc: Mở trình quản lý Tác vụ
  • Ctrl + Shift: Chuyển đổi bố trí bàn phím khi có nhiều bố trí bàn phím khả dụng
  • Shift với phím mũi tên bất kỳ: Chọn nhiều hơn một mục trong cửa sổ hoặc trên màn hình nền hoặc chọn văn bản trong tài liệu.
  • Shift + Delete: Xóa mục đã chọn mà không phải chuyển mục đó vào Thùng rác trước
  • Nút PrtSc: Chụp ảnh màn hình của toàn bộ màn hình hiện tại và sao chép vào bảng tạm. Lưu ý: Bạn có thể thay đổi phím tắt này để phím tắt cũng mở ra thao tác cắt màn hình, cho phép bạn chỉnh sửa ảnh chụp màn hình. Chọn Start -> Cài đặt -> Trợ Năng -> Bàn phím, rồi sau đó bật nút bật/tắt trong Phím tắt In Màn hình.
Xem Thêm  Tất tần tật thông tin cần biết về game line 98 màn hình rộng

Các phím tắt logo Windows trên máy tính

Sau đây chính là tổng hợp bộ các phím tắt trên máy tính liên quan đến phím logo Windows mà hệ điều hành này hiện đang hỗ trợ. Bao gồm:

Các phím tắt logo Windows trên máy tính

  • Phím logo Windows + S: Mở Search
  • Phím logo Windows + I: Mở cài đặt
  • Phím logo Windows + R: Mở hộp thoại Run
  • Phím logo Windows + D: Hiển thị hoặc ẩn các cửa sổ
  • Phím logo Windows + F: Mở Hub Phản hồi và chụp ảnh màn hình
  • Phím logo Windows + L: Khóa PC của bạn hoặc chuyển đổi tài khoản
  • Phím logo Windows + U: Mở Ease of Access Center (trong Control Panel)
  • Phím logo Windows + Tab: Mở chế độ xem tác vụ
  • Phím logo Windows + Shift + S: Chụp ảnh một phần màn hình của bạn
  • Phím logo Windows + Pause: Hiển thị hộp thoại thuộc tính hệ thống
  • Phím logo Windows hoặc Ctrl + Esc: Đóng hoặc mở menu Start
  • Phím logo Windows + M/+ Shift + M: Thu tất cả/Mở tất cả các cửa sổ xuống thanh công cụ
  • Phím logo Windows + Phím cách: Bố trí bàn phím và chuyển đổi ngôn ngữ nhập

Các phím tắt trên máy tính – Phím tắt hộp thoại và thư mục

Những phím tắt này sẽ được thao tác ở trên các hộp thoại hay là những ứng dụng trình duyệt và thư mục được nhanh chóng, xử lý hiệu quả hơn.. Cụ thể như sau:

Các phím tắt hộp thoại và thư mục trên máy tính

  • F4: Hiển thị các mục trong danh sách hiện hoạt
  • Ctrl + Tab: Tiến trong các tab
  • Ctrl + Shift + Tab: Lùi trong các tab
  • Ctrl + số (số 1–9): Di chuyển đến tab thứ n (thứ 1-9)
  • Tab: Tiến trong các tùy chọn
  • Shift + Tab: Lùi trong các tùy chọn
  • Alt + D: Chọn thanh địa chỉ
  • Ctrl + E: Chọn hộp tìm kiếm
  • Ctrl + F: Chọn hộp tìm kiếm
  • Ctrl + N: Mở cửa sổ mới
  • Ctrl + W: Đóng cửa sổ hiện hoạt
  • Ctrl + con lăn chuột: Thay đổi kích thước và giao diện của biểu tượng tệp và thư mục
  • Ctrl + Shift + N: Tạo thư mục mới
Xem Thêm  Hướng dẫn cách thu nhỏ màn hình máy tính chi tiết và nhanh chóng

Các phím tắt trên máy tính dành cho Internet Explorer

Internet Explorer là một dòng trình duyệt web giao diện đồ họa được nghiên cứu và phát triển bởi hãng Microsoft. Bạn bạn có thể sử dụng một số phím tắt trên máy tính dành cho trình duyệt này khi thao tác làm việc. Bao gồm:

Các phím tắt trên máy tính dành cho Internet Explorer

  • Ctrl + B: Mở danh sách địa chỉ yêu thích của trình duyệt
  • Ctrl + E: Di chuyển đến thanh tìm kiếm của trình duyệt
  • Ctrl + F: Tìm kiếm thông minh trên website đang mở
  • Ctrl + H: Mở lịch sử lướt web
  • Ctrl + L: Hiển thị hộp thoại nhập địa chỉ trang web cần truy cập
  • Ctrl + N: Tạo mới một cửa sổ trình duyệt web
  • Ctrl + R: Làm mới lại dữ liệu đang hiển thị từ một website
  • Ctrl + F5: Làm mới lại trang web mà xóa bỏ dữ liệu cũ đang có trong Cache
  • Ctrl + T: Mở thẻ tab mới
  • Ctrl + W: Tắt thẻ tab hiện tại

Như vậy hệ điều hành Windows hỗ trợ tương đối nhiều loại phím tắt khác nhau và trong bài viết này chỉ giới thiệu đến bạn đọc một số các phím tắt trên máy tính cơ bản hay dùng nhất. Đáng nói thường những phím này được các nhà phát triển ứng dụng làm theo các ứng dụng Word, Excel,… nên nếu nắm vững được thì bạn hoàn toàn có thể thao tác nhanh hơn so với trước đây nhiều lần đấy. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết, ngoài ra đừng quên truy cập vào dnanalytics để đón đọc nhiều hơn các kiến thức bổ ích khác nhé!